Thử nghiệm Tụ điện – TN/QT-26

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH VÀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN NAM
Holine:
0867776245 - 0932369799
Thử nghiệm Tụ điện – TN/QT-26
Ngày đăng: 23/06/2023 06:28 PM

QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM TỤ ĐIỆN CAO THẾ VÀ HẠ THẾ

1. Phạm vi áp dụng

Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình thử nghiệm cho các loại Tụ điện cho trạm biến áp cao thế và hạ thế.

Quy trình này quy định các yêu cầu cụ thể về điều kiện và nội dung thử nghiệm độ bền điện của tụ điện công suất đấu nối song song dùng cho hệ thống điện xoay chiều vận hành có điện áp đến 1000V.

Quy trình này vẫn còn trong giai đoạn dự thảo, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ các chuyên gia kỹ thuật và quản lý để tiếp tục hoàn thiện hơn.

 

2. Yêu cầu về thiết bị

Hợp bộ thí nghiệm nhất thứ

Các hợp bộ, thiết bị thí nghiệm phải được hiệu chuẩn đạt yêu cầu kỹ thuật và còn hiệu lực làm việc trong thời gian hiệu chuẩn.

Các hợp bộ, thiết bị thí nghiệm phải có hướng dẫn vận hành cụ thể kèm theo đã được Lãnh đạo phê duyệt.

Dây cáp và phụ kiện kết nối giữa hợp bộ thí nghiệm: hộp thử nghiệm (Test Block), dây cáp, dây nối đất…

Đồng hồ vạn năng hiện số.

MegaOhm.

 

3. Tài liệu kỹ thuật

Hướng dẫn sử dụng cài đặt và vận hành Tụ điện (Intruction Manual)

Hướng dẫn vận hành hợp bộ thí nghiệm nhất thứ 3 pha

Sơ đồ trạm biến áp

 

4. Yêu cầu về nhân viên kỹ thuật

Đã được huấn luyện, kiểm tra kiến thức về quy trình kỹ thuật an toàn và đã được cấp thẻ an toàn.

Đã đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng Tụ điện

Có kiến thức chuyên môn phù hợp với công tác thí nghiệm Tụ điện .

Nắm vững quy trình sử dụng hợp bộ thí nghiệm điện có liên quan.

Chuẩn bị đầy đủ các vật tư, phụ liện liên quan đến công tác thí nghiệm Tụ điện .

 

5. Thử nghiệm Tụ điện

5.1 Chuẩn bị trước khi tiến hành thử nghiệm

Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành thử nghiệm phải tuân theo Quy trình thử nghiệm và giám sát thử nghiệm do Cục điều tiết điện lực ban hành

Trong quá trình thí nghiệm nếu phát hiện sự cố không bình thường cần phải có báo cáo tồn tại cho cấp trên ngay để có cách giải quyết.

Tiến hành nối đất an toàn cho hợp bộ thí nghiệm.

 

5.1.2 Đối với tụ bù trung thế:

Hạng mục kiểm tra, thí nghiệm:

- Kiểm tra bình tụ có bị phồng, nứt, chảy dầu…

- Kiểm tra phần nối đất.

- Đo điện trở cách điện.

 

5.1.2 Đối với tụ bù hạ thế:

Hạng mục kiểm tra:

- Kiểm tra bình tụ có bị phồng, nứt, chảy dầu…

- Kiểm tra khởi động từ cấp cho các bình tụ có bị nứt, vỡ, chạm chập…

- Kiểm tra các áp tô mát nguồn cho các bình tụ

- Kiểm tra phần nối đất.

* Đối với tủ tụ bù có điều khiển tự động cần kiểm tra thêm

- Thông số cài đặt cho rơ le điều khiển

- Số lượng các máy biến dòng điện được cấp kèm theo tủ

- Tỷ số biến các máy biến dòng lấy tín hiệu phải phù hợp với dòng điện phụ tải. Nếu tỷ số biến quá cao so với dòng điện thực sẽ hoạt động không đảm bảo, nếu tỷ số biến quá thấp sẽ bù không chính xác, giảm hiệu quả của việc bù.

 - Kiểm tra tiếp địa của tụ điện.

* Đối với các tủ bù dùng rơle thời gian để đóng cắt tụ thì kiểm tra thêm:

- Rơ le thời gian.

- Các Công tắc tơ.

- Các áp tô mát.

- Các bình tụ.

 

5.2 Biện pháp an toàn

Tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết trước khi làm việc trong trạm biến áp

Tuân theo Quy trình an toàn điện do EVN ban hành

Khi bơm các tín hiệu áp phải tách cáp và cách ly (từ điểm thử về phía CT/VT hay những mạch liên quan khác) an toàn nhất. Hạn chế mức thấp nhất nhưng nguy hiểm không thể biết trước cho con người và thiết bị.

Khi thực hiện thao tác phải nhẹ nhàng chính xác và dứt khoát.

Khi thực hiện thí nghiệm hoàn tất một chức năng, kiểm định viên ghi kết quả thí nghiệm trong phiếu kết quả.

Sau khi thí nghiệm xong phải trả lại đúng sơ đồ và thông số cài đặt trên Tụ điện .

Nhân viên giám sát cần kiểm tra lại sơ đồ và thông số cài đặt trên Tụ điện trước khi nhận bàn giao.

 

5.3 Các phép thử nghiệm Tụ điện

5.3.1 Hạng mục kiểm tra bên ngoài:

- Kiểm tra sứ cách điện, vỏ bao che, tiếp địa vỏ tụ

 

5.3.2 Hạng mục đo điện trở cách điện:

- Đo điện trở các đầu ra của tụ so với vỏ, giữa hai cực, xác định hệ số hấp thụ. Đo trước và sau khi thử cao thế

Đối với tụ bù trung thế:

Tiêu chuẩn điện trở cách điện

Stt

Hạng mục kiểm tra

Cấp điện áp (kV)

Dụng cụ đo

Giá trị điện trở (MΩ)

1

Rcđ Cực – cực

≤ 35

Mêgômmet 1000 – 2500V

 1000 MΩ

2

Rcđ Cực - Vỏ (Đất)

≤ 35

Mêgômmet 1000 – 2500V

 1000 MΩ

 

 

Đối với tụ bù hạ thế:

Tiêu chuẩn điện trở cách điện

Stt

Hạng mục kiểm tra

Cấp điện áp (kV)

Dụng cụ đo

Giá trị điện trở (MΩ)

1

Rcđ Cực – cực

≤ 0,6kV

Mêgômmet 1000 V

 1000 MΩ

2

Rcđ Cực - Vỏ (Đất)

≤ 0,6kV

Mêgômmet 1000 V

 1000 MΩ

 

 

5.3.3 Đo điện dung của tụ: có thể dung thiết bi đo điện dung hoặc phương pháp vôn –ampe sơ đồ đo điện dung của tụ đơn pha

Cx = ( Ix106 )/ω x U ( µF)

Trong đó U (V), I(A) điện áp và dòng điện đo được

ω=2л f  nếu (f=50hz) thì ω=314 

Đối với bộ tụ 3 pha thì:

- Đo điện dung giữa một cực và hai cực còn lại được nối tắt, sau đó hoán vị vòng tròn

- Có được 3 kết quả đo dùng công thức tính ra của các cặp cực

 

Thú tự

Nối tắt

Điện dung đo

Ki hiệu

1

c1.c2

C3-c1.c2

C3-1.2

2

c2.c3

C1-c2.c3

C1-2.3

3

c3.c1

C2-c3.c1

C2-3.1

Tính toán điện dung giữa các cực của tụ

C1-2  = (C1-2.3 + C2-3.1 - C3-1.2)/2

C2-3  = (C2-3.1 + C3-1.2 - C1-2.3 )/2

C3-1  =  (C3-1.2 + C1-2.3 - C2-3.1)/2

Tính điện dung của cả bộ tụ

Cx = (C1-2.3 + C2-3.1 + C3-1.2)/2

 

5.3.4 Hạng mục đo tổn thất điện môi:

 - Chỉ tiến hành đối với tụ điện thông tin liên lạc, tụ phân chia, tụ trích công suất đo các cực so với vỏ,  giữa hai cực

 

5.3.5 Hạng mục thử chịu điện thế tăng cao xoay chiều:

- Tụ điên nâng cao cosφ thử nghiệm các cực so với vỏ, giữa các cực

- Tụ thông tin liên lạc thử nghiệm trên phần tử

- Tụ bù doc̣ thử nghiệm xoay chiều các cực so với vỏ, thử nghiệm một chiều giữa các cực. Trong trường hợp không đủ công suất có thể thử nghiệm một chiều với điện áp thử nghiệm cao hơn xoay chiều hai lần.

 

5.3.6 Hạng mục thử đóng điện xung kích:

- Ở điện áp định mức khi có điều kiện thì thử đóng xung kích 3 lần ở điện áp định mức. Thời gian thử nghiệm là một phút. Khi đóng cần kiểm tra dòng điện ở các pha không được khác nhau quá 5%.

 

6. Đánh giá kết quả

- Một Tụ điện  được kết luận là đạt nếu tình trạng bên ngoài bình thường đạt yêu cầu kỹ thuật; tất cả các chức năng của Tụ điện  này làm việc tốt, chính xác.

- Sau khi thực hiện xong tất cả các phép thí nghiệm trên một đối tượng thiết bị, TNV cần phải vệ sinh thiết bị đo, dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ và thiết lập Tụ điện về trạng thái như khi đã nhận ban đầu.

 

 

* Lưu ý: - Etsc tổng hợp các thông tin từ Internet và các nguồn có sẵn khác.

               - Các tổ chức hay cá nhân có thể tham khảo các thông tin này. Tuy nhiên ETSC không chịu bất cứ trách nhiệm gì khi khách hàng sử dụng thông tin này (mà chưa tự kiểm chứng) và/ hoặc có gây hại cho tổ chức cá nhân sử dụng.

 

  • 1290
  • Zalo
    Maps
    Hotline
    0867776245