TƯ VẤN, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
A. VIỆC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT KHI
- Kiểm định lần đầu ngay sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm định định kỳ hàng năm, thời hạn kiểm định 12 tháng.
- Kiểm tra, đánh giá khi có thay đổi trong hệ thống, thay đổi diện tích công trình cần bảo vệ.
B. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CHO VIỆC KIỂM TRA HỆ THỐNG
- Hướng dẫn kiểm tra, thiết kế bảo trì hệ thống, chống sét cho công trình xây dựng: TCVN 9385:2012.
- Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà: TCXDVN 7447-5-54:2005. Phần 5-54: bố trí nối đất, dây liên kết và dây bảo vệ, lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện.
- Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp: TCVN9358:2012.
- Guide on high-voltage testing techniques: BS923-2:1980.
- Code of practice for earthing: BS7430:1998.
- Standard for safety for transient voltage surge suppressors: UL 1449:1985.
- Guide to pulse techniques and apparatus: BS 5698-1. Part 1: Pulse terms and definitions.
- Characteristics of gas discharge tubes for the protection of telecommunications installations: ITU-T K.12 (2000)
C. QUY TRÌNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
I. Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Kiểm tra thiết kế và đánh giá khả năng bảo vệ của hệ thống chống sét.
- Kiểm tra thiết kế và lắp đặt hệ thống chống sét.
- Đánh giá khả năng cũng như phạm vi bảo vệ của hệ thống chống sét.
- Xem qua kết quả của những lần kiểm định hệ thống chống sét trước để tham khảo trong quá trình kiểm định.
II. Bước 2: Kiểm tra thực tế
- Đây là bước rất quan trọng nhằm so sánh sự phù hợp giữa hồ sơ lắp đặt và thực tế. Công việc chính:
- Kiểm tra kim thu sét, bộ đếm sét, dây thoát sét, cọc nối đất, thiết bị cắt lọc sét, các thiết bị chống sốc điện SPD.
Hệ thống chống sét bao gồm các thiết bị
Trụ chống sét mái nhà
2.1 Kim Thu Sét.
Kim thu sét là bộ phận được lắp đặt ở trên điểm cao nhất của công trình. Có 2 loại:
- Kim thu sét cổ điển: là các cọc đồng nhọn được lắp xung quanh trên mái và các phần cao nhất của công trình. Đảm bảo sao cho bán kính bảo vệ che phủ toàn bộ công trình
- Kim thu thu sét ESE là kim hiện đại được sản xuất theo công nghệ phát tia tiên đạo sớm ESE, nhằm trung hòa khi dòng sét mới bắt đầu hình thành, nguyên ký hoạt động này nhờ vào một lượng lớn các vật chất cấu tạo hạt ion được tích hợp sẵn trong kim thu sét.
+ Kim Thu Sét hiện đại có bán kính vùng bảo vệ rộng hơn và an toàn hơn rất nhiều so với hệ kim thu sét cổ điển.
Trụ đỡ
2.2 Dây neo, trụ đỡ
- Đảm bảo dây neo đúng chủng loại kích thước, lắp đặt chắc chắn
- Trụ đỡ được làm bằng ống thép không rỉ, đế được cố định vào mái công trình, đầu còn lại chưa kim thu sét. Đảm bảo đế, thân trụ được hàn đúng kích thước, cố định chắc chắn.
Dây cáp đồng trần Dây cáp đồng dẫn Sét CV50
2.3 Dây dẫn sét
- Dây dẫn sét được sử dụng chủ yếu là dây cáp đồng, có thể được làm bằng dây đồng trần hoặc dây đồng bọc nhựa (CV), dây dẫn sét được quy định có tiết diện nhỏ nhất từ 50mm² trở lên, theo tiêu chuẩn xây dụng việt nam TCVN 9385:2012.
- Thông thường dây đồng được sử dụng cho các công trình nhà ở thường là dây cáp đồng M50, còn các công trình nhà xưởng, nhà cao tầng thường sẽ sử dụng dây cáp đồng M50, M70 hoặc M90.
- So với dây đồng trần không bọc nhựa thì dây đồng có bọc nhựa(CV) có tính an toàn cao hơn, độ bền lâu hơn, không bị oxy hóa theo thời gian khả năng cách điện cũng cao hơn do có một lớp vỏ nhựa pvc được bao bọc bên ngoài.
à Đảm bảo dây thoát sét đúng chủng loại, kích thước và được lặp đặt theo thiết kế, cố định chắc chắn.
Hộp kiểm tra
2.4 Hộp kiểm tra định kỳ
- Hộp kiểm tra điện trở đất là tủ (box) dùng để đo điện trở đất định kỳ được lắp nổi trên mặt đất bên trong hoặc bên ngoài nhà.
- Cấu tạo hộp kiểm tra tiếp địa gồm vỏ hộp bằng vật liệu thép, Inox, nhôm hoặc nhựa và 1 hoặc nhiều bảng đồng cầu đấu bên trong
- Hộp tiếp địa được sử dụng trong hệ thống chống sét trực tiếp, hệ thống tiếp địa, tiếp địa nối đất, tiếp địa điện,...
à Đảm bảo Hộp kiểm tra định kỳ đúng chủng loại, kích thước và được lặp đặt theo thiết kế, cố định chắc chắn.
Mối hàn hóa nhiệt giúp liên kết mối hàn bền vững hơn.
2.5 Hệ thống tiếp địa
Hệ thống tiếp địa là nơi để phân tán dòng sét xuống đất nhằm triệt tiêu hoàn toàn tia sét.
2.5.1 Đóng cọc tiếp địa
- Cọc tiếp địa thường sử dụng có độ dài của mỗi cọc tiếp địa là 2.4m các rãnh đất được đào sâu thêm từ 70cm-1m tính từ mặt đất, khoảng cách giữa các cọc cách nhau từ từ 1.5 đến 2m tùy vào từng địa thế mặt bằng thi công, các cọc tiếp địa được liên kết với nhau bằng dây đồng trần và các mối hàn hóa nhiệt.
2.5.2 Khoan Giếng
- Giếng được khoan với độ sâu từ 18-20m (tùy vào thiết kế) để tiếp xúc nhiều hơn với lớp đất bùn nằm sâu bên dưới lòng đất, giúp triệt tiêu dòng sét nhanh hơn và an toàn hơn.
- Hiện nay phương án khoan giếng được ưu tiên nhiều hơn cho các công trình nhà phố, do bị giới hạn về không gian và mặt bằng thi công cho nên khoan giếng là phương án thi công nhanh hơn, gọn hơn, và đảm bảo an toàn hơn so với phương án đóng cọc tiếp địa.
à Đảm bảo các cọc tiếp địa đúng chủng loại, kích thước; hệ thống tiếp địa được lặp đặt theo thiết kế. Kiểm tra khoảng cách an toàn của hệ thống trong đất.
III. Bước 3: Đo điện trở nối hệ thống chống sét
- Đo điện trở, kiểm tra điện áp để đảm bảo không có sự tồn tại của điện thế dư trên cực nối đất.
- Lắp đặt thiết bị đo theo hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất.
- Đo tối thiểu 3 lần, giá trị điện trở nối đất là giá trị trung bình của các kết quả đo tại các vị trí khác nhau.
- Trị số điện trở tiếp đất: Rđánh giá = K x Rđotb (K =1,3)
- Hệ số K phụ thuộc vào độ không đảm bảo của phương pháp đo. K và Rđánh giá chỉ áp dụng cho công trình thường. Tùy theo tầm quan trọng của công trình và đặc điểm của hệ thống chống sét mà các giá trị trên sẽ thay đổi.
IV. Bước 4: Đánh giá kết quả đo và đưa ra kiến nghị
- Đánh giá tổng quan các tác động của hệ thống chống sét với các công trình xung quanh.
- Lập bảng kết quả đánh giá toàn hệ thống chống sét thực tế, các hạng mục không đúng theo thiết kế sẽ được nêu rõ, ghi chép chi tiết kèm theo hình ảnh thực tế. Đưa ra những kiến nghị phù hợp để doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lên phương án sửa chữa, khắc phục.
- Thời hạn kiểm định hệ thống chống sét không quá 12 tháng, có thể được rút ngắn theo yêu cầu của cơ quan chức năng và đơn vị sử dụng.
- Đối với những công trình nằm trong vùng thường xuyên bị sét đánh thì thời gian kiểm định có thể rút ngắn lại. Việc này giúp công trình luôn được bảo vệ an toàn trước thiệt hại của sét gây ra.
* Lưu ý: - Etsc tổng hợp các thông tin từ Internet và các nguồn có sẵn khác.
- Các tổ chức hay cá nhân có thể tham khảo các thông tin này. Tuy nhiên ETSC không chịu bất cứ trách nhiệm gì khi khách hàng sử dụng thông tin này (mà chưa tự kiểm chứng) và/ hoặc có gây hại cho tổ chức cá nhân sử dụng.