Kính gửi: QUÝ KHÁCH HÀNG
- Lời đầu tiên, CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH VÀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN NAM (ETSC) xin trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi, đồng thời cũng ghi nhận sự quan tâm, hợp tác tích cực của Quý Khách hàng trong suốt thời gian qua. Bên cạnh đó, ETSC luôn mong mỗi Quý Khách hàng có nhiều ý kiến phản ánh, góp ý, và tiếp tục cùng hợp tác trong thời gian tới để ETSC có thể thực hiện tốt hơn việc cung cấp dịch vụ Kiểm định/ Thí nghiệm các thiết bị điện điện cho Quý khách hàng.
I. NGUYÊN NHÂN CÁC SỰ CỐ:
- Qua thống kê theo dõi tình hình vận hành sự cố lưới điện trong thời gian qua, tình hình sự cố lưới điện tài sản khách hàng có chiều hướng tăng cao. Nguyên nhân sự cố điện chủ yếu là do:
+ Khách hàng KHÔNG triển khai thực hiện việc vệ sinh công nghiệp, bảo trì bảo dưỡng, kiểm định định kỳ toàn bộ hệ thống đường dây và trạm biến áp thuộc tài sản của mình theo quy định tại Thông tư số 33/2015 TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương.
+ Khách hàng KHÔNG thực hiện đúng việc thí nghiệm định kỳ tài sản thiết bị của Quý khách hàng theo quy định của Theo thông tư 39/2015/TT/BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015.
- Hiện nay, theo khảo sát của ETSC thiết bị điện của đa số Quý khách hàng chưa được Kiểm định/ Thí nghiệm đúng theo qui định của pháp luật hiện hành. Hầu hết các các thiết bị điện, máy biến áp chuyên dùng là tài sản của khách hàng có điểm đầu nối với lưới điện phân phối của ngành điện, đều đã quá thời hạn 3 năm nhưng chưa được Kiểm định/ Thí nghiệm định kỳ, bảo dưỡng nhằm phát hiện sửa chữa các thiết bị không đạt yêu cầu vận hành để loại trừ sự cố. Trong đó cũng có nhiều Trạm biến áp của khách hàng từ khi lắp đặt vận hàng đến thời điểm hiện tại cũng chưa thực hiện công tác này (khoảng từ 5 đến 8 năm).
- Các trường hợp do không được Kiểm định/Thí nghiệm định kỳ nên không phát hiện kịp thời các hư hỏng qua quá trình vận hành, dẫn đến sự cố các thiết bị phức tạp và đắt tiền như thiết bị đóng cắt (Recloser, LBS, DS, LBFCO FCO, MC hạ theo MCCB), máy biến áp, chống sét van (LA) làm mất chi phí rất lớn để thay thế thiết bị.
- Ngoài ra, sự cố xảy ra làm gián đoạn việc sản xuất kinh doanh trong thời gian dài, chi phí xử lý kéo dài và gây tốn kém, thiệt hại về phía Quý khách hàng tương đối lớn. Mặt khác, việc sự cố thiết bị của Quý khách hàng làm lây lan, gây sự cố mất điện diện rộng, gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của những khách hàng khác đang sử dụng chung phát tuyến trung áp của ngành điện.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Để ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra, Bộ Công Thương đã đưa ra các thông tư quy định về việc Kiểm định/ Thí nghiệm các thiết bị điện là tài sản thuộc quản lý của Quý khách hàng, cụ thể:
- Căn cứ Thông tư số 33/2015 TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương.
- Căn cứ Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương về việc qui định hệ thống điện phân phối;
- Căn cứ Thông tư 22/2020 TT-BCT ngày 09/9/2020 của Bộ Công Thương về việc qui định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện;
- Căn cứ Thông tư 23/2020 /TT-BCT ngày 09/09/2020 của Bộ Công Thương về việc qui định phương pháp xác định và mức chi phí ngừng, cấp điện trở lại;
2.1 Thông tư số 33/2015 TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện. Nhằm sớm phát hiện khiếm khuyết và ngăn ngừa sự cố thiết bị thuộc tài sản khách hàng việc bảo trì vệ sinh đường dây và trạm biến áp để phòng tránh sự cố đáng tiếc có thể ảnh hưởng đến các khách hàng trên cùng phát tuyết đường dây nếu xảy ra sự cố.
- Danh mục thiết bị phải kiểm định: quy định tại Điều 4, thông tư số 33/2015/TT- BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương
2.2 Thực hiện theo Thông tư 39/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 18/11/2015 quy định việc tổ chức thí nghiệm định kỳ, bảo dưỡng, vệ sinh trạm biến áp nhằm sớm chủ động phát hiện các khiếm khuyết và ngăn ngừa sự cố thiết bị thuộc tài sản khách hàng tại những điểm sau:
- Căn cứ Khoản 1 điều 93 thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định “Thí nghiệm định kỳ thiết bị trên lưới điện phân phối: Thời hạn thí nghiệm định kỳ được thực hiện theo quy định hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị. Trường hợp không có quy định hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất thì thời gian thí nghiệm do đơn vị sở hữu thiết bị quyết định nhưng không quá 03 năm”
- Điểm a khoản 2 Điều 95 thông tư số 39/2015/TT-BCT cũng quy định “khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm tổ chức thí nghiệm định kỳ lưới điện, thiết bị điện, tổ máy phát điện thuộc sở hữu và quản lý vận hành”
- Do việc triển khai thực hiện vệ sinh công nghiệp, bảo trì bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ hệ thống đường dây và trạm biến áp là hết sức quan trọng, nếu Quý khách hàng không thực hiện theo đúng các khuyến cáo, quy định của Công ty Điện lực, để thiết bị điện này đến hạn, vận hành lâu ngày không được vệ sinh, bảo trì bảo dưỡng và kiểm định/ thí nghiệm định kỳ có khả năng gây sự cố, mất an toàn và hư hỏng thiết bị điện của hệ thống điện Quốc gia. Công ty Điện lực quản lý có quyền tách điểm đấu nối lưới điện Quý khách hàng với lưới điện phân phối (Theo đúng quy định tại khoản 2, 6 điều 52 và khoản 3 (a, b) điều 60 của Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ công thương) hoặc ngừng giảm mức cung cấp điện khẩn cấp theo khoản 1, 2 điều 6 Thông tư 22/2020/TT-BCT.
+ Trích khoản 6 Điều 52 thông tư số 39/2015/TT-BCT quy định “Trong quá trình vận hành, nếu tại điểm đấu nối phát hiện thấy có nguy cơ không đảm bảo vận hành an toàn cho hệ thống điện do các thiết bị thuộc sở hữu của khách hàng gây ra, Đơn vị phân phối điện phải thông báo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng và yêu cầu thời gian khắc phục để loại trừ nguy cơ không đảm bảo vận hành an toàn cho hệ thống điện. Nếu sau thời gian yêu cầu khắc phục mà nguyên nhân kỹ thuật vẫn chưa được giải quyết, Đơn vị phân phối điện có quyền tách điểm đấu nối và thông báo cho khách hàng.”
III. KHUYẾN CÁO CỦA ETSC:
- Trong thời gian qua Công ty Điện Lực đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường cấp điện ổn định, tin cậy đến tất cả các khách hàng sử dụng điện. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định không thể tránh khỏi, cụ thể như xảy ra nhiều trường hợp sự cố thiết bị lưới điện của khách hàng (Máy biến áp, Recloser, dao cách ly, cầu dao tự rơi LBFCO, FCO, chống sét LA, sứ đỡ đường đây, aptomat, cáp ngầm, ...) do không được Kiểm định/Thí nghiệm, bảo dưỡng định kỳ và thay thế các thiết bị có khiếm khuyết, vận hành lâu năm.
- Để đảm bảo cho lưới điện vận hành an toàn liên tục, phục vụ cho sản xuất kinh doanh và ngăn ngừa các sự cố có thể làm hư hỏng tài sản thiết bị điện của Quý khách hàng, đồng thời ngăn ngừa ảnh hưởng đến hệ thống điện Quốc gia. ETSC đề nghị Quý khách hàng:
+ Triển khai thực hiện ngay việc vệ sinh công nghiệp, bảo trì bão dưỡng, thí nghiệm định kỳ hệ thống đường dây và trạm biến áp thuộc tài sản của mình theo quy định tại Điều 4, 5, 6 của Thông tư số 33/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương.
+ Thực hiện thí nghiệm định kỳ các vật tư thiết bị lắp đặt trên lưới điện do Quý khách hàng quản lý theo thời hạn quy định tại Điều 93, Thông tư số 39/2015/TT- BCT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành về việc “Quy định hệ thống điện phân phối”.
để kịp thời phát hiện và xử lý các tồn tại nhằm ngăn ngừa sự cố lưới điện trong tương lai.
Nội dung thực hiện:
1. Thí nghiệm Máy biến áp, tổ máy phát điện.
2. Thí nghiệm Chống sét (LA) hoặc thay (LA) vận hành lâu năm.
3. Thí nghiệm cầu chì tự rơi LBFCO, FCO hoặc thay vận hành lâu năm > 5 năm.
4. Lắp sứ đỡ tăng cường cho LBFCO, FCO phân đoạn/TBA phòng chống sự cố.
5. Thí nghiệm thiết bị đóng cắt, bảo vệ phía trung thế: Recloser + TU cấp nguồn, LBS, RMU, Máy cắt trung thế, dao cách ly: LTD, DS;
6. Thay Accqui nguồn DC 24V tủ điều khiển cho máy cắt Recloser.
7. Thí nghiệm tủ hợp bộ tủ RMU.
8. Thí nghiệm cáp ngầm trung thế 24kV.
9. Thí nghiệm thiết bị đóng cắt, bảo vệ hạ thế: máy cắt ACB, MCCB, MCB, CB hạ thế (cầu dao tổng).
10. Thí nghiệm hệ thống tụ bù trung, hạ thế;
11. Thí nghiệm đo điện trở đất.
12. Ốp tole, nhét mose, bít lỗ trụ, vệ sinh TBA, phát quang lưới điện phòng chống sự cố do động vật (rắn, chuột....).
Phần 2: KHUYẾN CÁO KIỂM ĐỊNH/THÍ NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỆN TRUNG - HẠ THẾ
Phần 3: KHUYẾN CÁO KIỂM ĐỊNH/THÍ NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỆN TRUNG - HẠ THẾ