KHUYẾN CÁO KIỂM ĐỊNH/THÍ NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỆN TRUNG-HẠ THẾ (P.3)

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH VÀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN NAM
Holine:
0867776245 - 0932369799
KHUYẾN CÁO KIỂM ĐỊNH/THÍ NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỆN TRUNG-HẠ THẾ (P.3)
Ngày đăng: 23/09/2023 04:12 PM

Kính gửi: QUÝ KHÁCH HÀNG

- Lời đầu tiên, CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH VÀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN NAM (ETSC) xin trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi, đồng thời cũng ghi nhận sự quan tâm, hợp tác tích cực của Quý Khách hàng trong suốt thời gian qua. Bên cạnh đó, ETSC luôn mong mỗi Quý Khách hàng có nhiều ý kiến phản ánh, góp ý, và tiếp tục cùng hợp tác trong thời gian tới để ETSC có thể thực hiện tốt hơn việc cung cấp dịch vụ Kiểm định/ Thí nghiệm các thiết bị điện điện cho Quý khách hàng.

I. NGUYÊN NHÂN CÁC SỰ CỐ:

 

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Để ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra, Bộ Công Thương đã đưa ra các thông tư quy định về việc Kiểm định/ Thí nghiệm các thiết bị điện là tài sản thuộc quản lý của Quý khách hàng, cụ thể:

- Căn cứ Thông tư số 33/2015 TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương.

- Căn cứ Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương về việc qui định hệ thống điện phân phối;

- Căn cứ Thông tư 22/2020 TT-BCT ngày 09/9/2020 của Bộ Công Thương về việc qui định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện;

- Căn cứ Thông tư 23/2020 /TT-BCT ngày 09/09/2020 của Bộ Công Thương về việc qui định phương pháp xác định và mức chi phí ngừng, cấp điện trở lại;

 

III. KHUYẾN CÁO CỦA ETSC:

 

IV. TRÍCH DẪN THÔNG TƯ SỐ 33&39/2015/TT-BCT CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
4.1 Thông tư 33/2015/TT-BCT:

Điều 4. Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định

Điều 5. Nội dung kiểm định

Điều 6. Chu kỳ kiểm định

 

4.2 Thông tư 39/2015/TT-BCT:

Điều 52. Kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị đấu nối

Điều 60. Tách đấu nối bắt buộc
Điều 92. Các yêu cầu chung về thí nghiệm trên hệ thống điện phân phối

Điều 93. Các trường hợp tiến hành thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối
Điều 94. Các trường hợp tiến hành thí nghiệm tổ máy phát điện
Điều 95. Trách nhiệm trong thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối
Điều 96. Trình tự thí nghiệm theo yêu cầu của Đơn vị phân phối điện
Điều 97. Trình tự thí nghiệm theo đề nghị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối
Điều 98. Trách nhiệm thực hiện sau khi thí nghiệm

**************
Trích dẫn Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/20/2013 Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Điều 9. Vi phạm các quy định về phân phối điện
1. …………………………………………………………………………………..:
6. Phạt tiền Đơn vị phân phối điện từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
đối với hành vi cho phép đấu nối vào lưới phân phối điện các thiết bị không phù hợp
với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

 

Điều 12. Vi phạm các quy định về sử dụng điện
………………………………………………………………………………………..
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi của khách hàng sử dụng điện lớn sau đây:
a)………………………………………………………………………………………;
b) Sử dụng trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối không đáp ứng
các tiêu chuẩn, (quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn về an toàn điện để đấu nối vào
lưới điện quốc gia;

 

* Trường hợp có tách đấu nối Điện lực sẽ kiểm tra thêm các khoản chi phí do tách đấu nối và khôi phục đấu nối của Quý khách hàng phải chi trả theo khoàn 2 điều 1, khoản 2 điều 4 Thông tư 23/2020/TT-BCT để khôi phục đấu nối lại lưới điện cho khách hàng.

 

V. PHỤ LỤC THỰC HIỆN

5.1 Thời gian quy định bảo trì, kiểm định định kỳ:

- Khách hàng phải thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị đường dây và trạm biến áp hàng năm/ lần

- Thời hạn kiểm định định kỳ không vượt qua 3 năm/ lần (theo quy định tại Thông tư 33/2015/TT-BCT)

Khuyến nghị:

+ Đối với Khách hàng sản xuất trong khu vực khói bụi ô nghiễm: sản xuất sắt thép, can sắt, xi măng phải thực hiện kiểm tra vệ sinh công nghiệp 06 tháng/ lần

+ Đối với khách hàng sản xuất trong khu vực có ô nhiễm khói bụi: sản xuất gỗ, bao bì, các ngành chế phẩm từ gỗ,… phải thực hiện kiểm tra vệ sinh công nghiệp 12 tháng/ lần.

 

5.2 Các hạng mục bảo trì, kiểm định cần thực hiện:

Thực hiện theo Quy chuẩn Quốc gia về kỹ thuật điện do Bộ Công thương Ban hành

5.2.1 Phân đường dây:

- Vệ sinh, thay thế, bảo trì tất cả các vị trí tiếp xúc lâu ngày phần đầu nối đường dây, phát quang, chặt cây trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện;

- Vệ sinh sứ cách điện đứng, cách điện treo và các phụ kiện đường dây;

- Kiểm tra điện trở cách điện đường dây;

- Kiểm định tất cả cách diện, phóng điện cao áp đối với đường dây trung áp ngầm, thí nghiệm cách điện đầu cáp ngầm;

- Kiểm định các thiết bị đường dây: Máy cắt, cầu chì tự rơi (FCO, LBFCO), DS, RCL, LBS, RMU… bằng cách đo điện trở cách điện, điện trở tiếp xúc, thao tác đóng cắt.

5.2.2 Phần trạm biến áp:

- Siết lại các đầu cosse MBA, MCCB, ACB; vệ sinh công nghiệp, tăng cường bộc hóa các cách điện

- Kiểm định định kỳ thiết bị điện, gồm:

+ Cáp ngầm trung áp vào máy biến áp, vệ sinh đầu cáp, đo PD, đo cách điện, thay thế đầu cáp không đảm bảo yêu cầu vận hành;

+ Recloser, máy cắt, dao cách ly: kiểm tra điện trở cách điện, điện trở tiếp xúc, thao tác đóng cắt;

+ Chống sét (LA): kiểm tra điện trở cách điện, dòng điện rò của LA;

+ MBA: Kiểm tra tỷ số biến, điện trở cuộn dây, điện trở cách điện;

+ MCCB, tủ hợp bộ: kiểm tra điện trở cách điện, điện trở tiếp xúc, thao tác đóng cắt.

+ Tụ bù: kiểm tra điện trở cách điện, khả năng bù.

- Khuyến nghị thực hiện các giải pháp ngăn ngừa sự cố:

+ Thay đà FCO bằng đà composite tăng cường cách điện, thay chỉ FCO;

+ Lắp nắp chụp FCO, LA che chắn tiếp xúc vị trí hở

+ Kiểm tra, châm dầu, lọc dầu máy biến áp... tăng cường cách điện

* Ghi chú: Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện thiết bị điện không đảm bảo vận hành phải thay thế thiết bị đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi vận hành trên lưới điện.

 

Phần 1: KHUYẾN CÁO KIỂM ĐỊNH/THÍ NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỆN TRUNG - HẠ THẾ

Phần 2: KHUYẾN CÁO KIỂM ĐỊNH/THÍ NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỆN TRUNG - HẠ THẾ

 

  • 816
  • Zalo
    Maps
    Hotline
    0867776245